Tiểu sử Kim_Thánh_Thán

Năm sinh của Kim Thánh Thán chưa được xác định, có người nói năm 1608, có người nói 1610,[2], chỉ biết vào khoảng cuối thời Minh, đầu thời Thanh, mất vào năm Thuận trị thứ 18 đời Thanh thế tổ (1661). Ông có tên khai sinh là Trương Thái, lớn lên mới đổi sang họ Kim. Ông là người Trường Châu, tỉnh Giang tô.

Thời thanh niên, ông bị hỏng trong kì thi tuế, lại đỗ đầu kì thi khoa sau khi đổi tên thành Nhân Thụy (人瑞). Nhưng lúc này nhà Minh đã mất, ông dứt bỏ ý định làm quan.

Kim Thánh Thán mất trong 1 trường hợp bi đát, bất ngờ:

Năm 1661, vua Thanh ra chiếu đến Giang tô, lệnh các quan từ chức tuần phủ trở xuống đều phải tới phủ trị. Nhân dịp này các học sinh đến tố cáo việc làm phi pháp của viên lệnh huyện họ Ngô. Tuần phủ Châu Quốc Trị bắt liền 5 học sinh. Hôm sau các học sinh lại đến quốc tử giám kêu khóc, bị bắt thêm 30 người, trong đó có Kim Thánh Thán. Nhân lúc vùng Giang Nam đang có giặc cướp, các học sinh trên liền bị khép vào tội phụ hội với giặc, kết án tử hình, tịch biên gia sản.

Trước khi thọ hình, ông than thở: "Chém đầu thì đau đớn lắm, tịch biên thì thê thảm lắm, thế mà ngờ đâu Thánh Thán lại gặp cảnh này, kì lạ lắm thay!". Rồi cười mà chịu chết.

Trương truyền ông có nhờ ngục tốt đem thư về cho vợ con trước khi bị xử. Ngục tốt trình lên quan. Ngờ trong thư có lời phỉ báng, quan mở ra xem thì bật cười vì thấy mấy dòng: "Gửi con: dưa muối mà ăn với đậu vàng thì có vị như là hồ đào, nếu phép này mà được lưu truyền thì ta chẳng còn hận chi nữa".